Đọ công nghệ màn hình - AI là kẻ chiến thắng?

Ngày đăng: 20/04/2022
0 bình luận

Khi màn hinh Quantum Dot (QD) đang dần phổ biến, thì cuộc chiến công nghệ hiển thị trở nên kịch tính hơn bao giờ hết: QD, OLED và LCD. Khi bạn là một người đang tìm hiểu về những màn hình này để phục vụ công việc quảng cáo, tổ chức sự kiện,.. thì đây sẽ là những thông tin cực kỳ hữu ích.

Tạp chí Consumer Reports vừa công bố kết quả so sánh các loại màn hình 2019. Khi các con số về chất lượng hiển thị không có nhiều khác biệt thì giá thành, độ bền và tính thân thiện với môi trường sẽ là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến lựa chọn của người dùng.

Khác biệt giữa QD, OLED và LCD

 

Về mặt kỹ thuật thì cả OLED và Quantum Dot đều tạo ra những tấm nền tự phát sáng với cấu trúc linh hoạt. Quantum Dot (chấm lượng tử) tạo ra các ánh sáng có bước sóng nằm trong quang phổ nhìn thấy bằng cách thay đổi kích thước của các chấm. Công nghệ này cho phép tạo ra màn hình sáng hơn mà không cần tới đèn nền giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ. 

Ngược lại, OLED là công nghệ màn hình được tạo ra từ việc sử dụng hiện tượng tự phát sáng khi dòng điện đi qua hợp chất hữu cơ huỳnh quang. Tấm nền gồm nhiều lớp polymer siêu mỏng đặt chồng lên nhau => màn hình OLED hoàn toàn có thể uốn dẻo, bẻ cong.

LCD hay còn được biết đến cái tên dân dã hơn là màn hình tinh thể lỏng. Hoạt động nhờ vào sử dụng ánh sáng từ đèn nền phát quang đến những hạt tinh thể lỏng có khả năng phát sáng gián tiếp (các hạt tinh thể lòng này có thể đổi màu sắc dựa trên đèn nền). 

  • Công nghệ màn hình LCD đòi hỏi phải có 3 tấm kính LCD khác nhau cho các tín hiệu: Đỏ, lục và xanh, vì vậy xét về kích thước LCD sẽ “dày” hơn các loại công nghệ màn hình khác. Trước khi OLED xuất hiện thì LCD cực kì phổ biến, nó luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho tất cả các loại màn hình (từ màn cho điện thoại đến màn siêu lớn cho sân khấu).


Độ sáng (Màn hình quảng cáo rất cần yếu tố này)


Công nghệ màn hình Quantum Dot dẫn đầu về độ sáng (lên đến 3000 nit) giúp hình ảnh được tái tạo chân thực và sống động. Nên các bảng hiệu quảng cáo ngoài trời, hay tại những khu vực có điều kiện ánh sáng cao đều sử dụng màn hình này.

Đứng thứ hai về độ sáng là công nghệ màn hình LCD, bên cạnh đó màu sắc được tái tạo trung thực, đều này sẽ giúp cho những người làm về mảng: nhiếp ảnh, đồ họa nắm bắt được màu sắc chủ thể và đưa ra được sự cân chỉnh thích hợp theo ý đồ công việc. 

Đối với OLED vì đi theo xu hướng đẩy các tông màu lên, khiến chúng rực rỡ hơn đã tạo được hiệu ứng đánh lừa thị giác, khiến màu sắc mọi vật thể đều rất “nịnh mắt”. Điều này mang lại những trải nghiệm giải trí tuyệt vời hơn, đặc biệt là khi thường thức phim.

 

Độ tương phản

 

Màn hình OLED giành ưu thế hơn do các điểm ảnh trên màn hình có thể tắt hoặc mở độc lập. Khi không nhận tín hiệu, điểm ảnh sẽ ở trạng thái tắt hoàn toàn. Như vậy những điểm ảnh thể hiện màu đen sẽ là màu đen tuyệt đối. Để khắc phục nhược điểm của tấm nền Quantum Dot, Samsung đã đem công nghệ HDR lên màn hình TV. Kết hợp với độ sáng cao của Quantum Dot, công nghệ HDR cho độ tương phản không thua kém tấm nền OLED.

 

Giá thành và mẫu mã

 

Trên thực tế, người dùng không quan tâm quá nhiều đến kỹ thuật. Khi chất lượng hiển thị không có nhiều khác biệt thì giá thành sẽ là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến lựa chọn mua màn hình sử dụng công nghệ Quantum Dot, OLED hay LCD.

Vì dùng hợp chất vô cơ nên công nghệ Quantum Dot dễ sản xuất và đa dạng hơn về giá thành so với OLED. Trong khi đó, việc sản xuất một tấm nền OLED phức tạp hơn rất nhiều, vì vậy người dùng cũng không có nhiều lựa chọn về mẫu mã.

Công nghệ OLED phục vụ cho những màn hình cong, uốn lượn

Màn hình LCD có giá thành rẻ nhất, bởi vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận ra chúng ở bất kỳ nơi đâu, những màn hình quảng cáo, màn hình tivi cho đến những màn hình smartphone. Nhược điểm của nó là độ sáng thấp, nên chỉ thích hợp đặt trong nhà (indoor). Còn bạn muốn sử dụng màn hình có độ sáng cao, hãy chọn công nghệ Q.D

 

Độ bền và tính thân thiện với môi trường

 

Ngoài việc chạy đua về công nghệ hiển thị, các nhà sản xuất cũng đặc biệt chú trọng đến độ bền của sản phẩm. Tuổi thọ trung bình của màn hình OLED và Quantum Dot khá tương đồng.

Ưu điểm của TV Quantum Dot là sử dụng hạt tinh thể vô cơ, không cadmium nên thân thiện với môi trường hơn công nghệ hữu cơ của màn hình OLED.

Màn hình LCD tiêu thụ năng lượng nhiều hơn do sử dụng đèn nền. Nếu xét về mặt giá thành, công nghệ hiện thị cũng như tính thân thiện với môi trường thì tấm nền Quantum Dot lại vượt trội nhất.

  • Mời bạn tham khảo thêm một bài so sánh rất hay:

 

https://starmart.vn/so-sanh-digital-menu-board-va-man-hinh-ghep-loai-nao-hieu-qua-hon

 

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận